Thờ cúng là một truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ. Tuy vậy cần sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách để tránh những tai họa ập đến với gia chủ, ngoài ra nếu biết sắp xếp, đặt hướng bàn thờ gia tiên phù hợp với chủ nhà không những gia đình được yên ổn, hạnh phúc mà còn hút tài, hút lộc.
Đối với những gia đình có kinh tế tốt, trước di ảnh của người đã khuất để đỉnh đồng vào những ngày lễ tết, cúng giỗ đốt trầm. Hai bên của bát hương để chân đèn thắp nến với ý nghĩa linh hồn của người đã khuất sẽ mãi tồn tại.
Bức tường ngay đằng sau bàn thờ là liễn đối bằng Hán tự sơn son thiếp vàng và hoành phi, để tưởng nhớ người đã khuất. Đối với những gia đình có kinh tế bình thường thì là tranh dân gian, tranh thờ, cá chép hoặc là những chữ phúc, Lộc, Thọ bằng chữ hán.
Có 2 ngày quan trọng để cúng tổ tiên đó là ngày giỗ và ngày lễ tết. Ngày giỗ của người được thờ cúng chính là ngày mà người đó mất tính theo lịch âm, hàng năm vào các ngày này con cháu thường làm lễ cúng để tưởng nhớ đến tổ tiên tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đến công sinh thành.
Trong dịp tết Nguyên Đán, theo truyền thống của người dân Việt Nam đây là ngày lễ lớn, bước sang một năm mới mọi người dừng tất cả các công việc để quây quần bên gia đình, thời điểm này
sẽ được trang hoàng , lau chùi cúng lễ liên tục trong những ngày đầu năm mới và những ngày cuối cùng của năm cũ. Vì ngày này mang ý nghĩa gia đình được sum họp, nguyện ước cho năm mới làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Việc làm lễ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ mong rằng cuộc sống dưới âm phủ sẽ sung túc như trên dương gian, mời tổ tiên về ăn tết cùng gia đình.
Mâm cỗ cúng tổ tiên không đặ trên bàn thờ mà được đặt ở một chiếc bàn thấp hơn, gia chủ dâng hương mời tổ tiên về ăn tết.
Những đồ vật trong phòng thờ cúng
Ỷ môn
Khi cúng lễ xong, bỏ bức màn ỷ môn xuống với ý nghĩa khi tổ tiên đang ăn phải che lại, tránh nhòm ngó của người bên ngoài
Hoành phi
Hoàng phi được treo theo chiều ngang phía trên của câu đối. Hoàng phi và câu đối đi theo một bộ. Bắt nguồn từ ngày xưa khi mà mọi người thường hay tặng nhau những câu đối, có khi là cả bức hoàng phi trong những dịp lễ tết, và một phần là thú vui đặt những câu đối của người xưa. Người giàu sang, phú quý thường đặt bức hoàng phi, câu đối sơn son thiếp vàng, đối với gia đình bình thường thì chỉ đi xin thầy đồ câu đối để treo trên bàn thờ thể hiện lòng thành kính của mình đến bậc thánh hiền.
Khảm thờ và Ngai thờ
Bàn thờ ở Việt Nam thường có cả ngai thờ và khảm thờ, ngai thờ đặt trước khảm thờ. Ngai thờ đặt ngang mặt, còn khảm thờ được đặt ngang mặt. Trên ngai thường đặt Thất sự hoặc Ngũ sự.
Ngũ sự gồm 5 món đỉnh đồng đặt ở giữ, 2 chân đèn bày hai bên, 2 hạc đồng trầu vào đỉnh. Thất sự thì gồm ngũ sự thêm đỉnh hương, thái cực.
Khảm thờ cửa mở ra đóng vào được, bên trong đặt linh vị của tổ tiên. Tuy vậy ngày nay thì mọi người thường chỉ mua tủ thờ không có khảm thờ và ngai thờ.
Tủ thờ
Độ cao của tủ thờ là ngang mặt phía trên được sắp xếp, bày trí các đồ thờ cúng, phía dười đặt các vật dụng cần thiết. Đối với những nhà cao tầng nên đặt tủ thờ ở tầng trên cùng với ý nghĩa không để bàn thờ bị thứ gì đè lên.
Câu đối
Nên treo những câu đối có nội dung thuộc thể loại văn biến ngẫu, các vế đối nhau, biểu hiện tình cảm, một quan điểm nào đó, hoặc trong đời sống xã hội qua con mắt của tác giả.
Vị trí, không gian đặt bàn thờ gia tiên
Nên đặt bàn thờ theo hướng hợp phong thủy, hướng mà hợp với mệnh của gia chủ. Trên bàn thờ các đồ vật nên được làm hết bằng đồng, nếu không thì nên làm bằng gỗ. Nên đặt bàn thờ ở vị trí là gian giữa của ngôi nhà.
Người ta chia gian thờ thành ba lớp, đầu tiên bên ngoài đặt một cái phản hoặc trải chiếu để tiện cho việc làm lễ.
Lớp thứ 2 đó là hương án, trên đặt bộ ngũ sự hoặc tam sự.
Lớp trong cùng phía trên để khảm sơn son, hộp đựng gia phả, bài vị, chân dung người đã mất.
Bát hương
Nên chọn bát hương được làm từ kim loại tốt nhất đó là đồng, bạc, vàng. Chú ý rằng khi bốc bát hương mới cần giữ cho tâm hồn thanh tịnh, tinh thần thoải mát, tránh những ý nghĩ xấu xa. Trong bát hương duy nhất có cát trắng khô, thất bảo.
Khi rút chân nhang chỉ được rút đúng vào ngày 23 tháng chạp khi mà đã đưa ông táo lên trời thì mới được rút chân nhang sau đó đốt cùng vàng mã nhớ rót rượu lên rồi mang thả cho trôi sông.
Khi mà bày thất sự phải luôn giữ cho ngọn đèn thái cực được sáng.
Có hai loại cháy bát hương đó là hóa dương với tốc độ cháy nhanh, hóa âm với tốc độ cháy chậm.
Đối với những mức độ cháy thì có thể xem mức độ của điềm xấu. Nếu mà bát hương bị cháy lan ra cả bàn thờ kinh tế tốt thì nên thay bàn thờ mới.